Phật Tổ Như Lai Là Ai?
Trong tín ngưỡng Phật Giáo, Như Lai hay Phật Tổ Như Lai là một danh hiệu đặc trưng dành cho Phật. Nếu dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Việt, Như Lai có nghĩa là “Người đến từ cõi chân như”. Theo Giáo Đại Thừa Phật Giáo, danh hiệu Như Lai chỉ ứng thân của Phật. Trong nhiều trường hợp, danh hiệu Như Lai được hiểu đồng nghĩa với Trí Huệ – tức là một vị Phật có trí tuệ thông suốt và bao quát hết cả cõi.
Phật Tổ Như Lai chính là thái tử Tất Đạt Đa. Ngài được sinh ra bởi hoàng hậu Maha Maya tại vườn ngự uyển Lâm Tỳ Ni. Lúc sinh ra, Thái Tử Tất Đạt Đa đã đi liền 7 bước, dưới mỗi bước chân ngài đi đều nở ra một bông hoa sen. Cả bầu trời được phủ một lớp hào quang rực rỡ và tỏa sáng. Khắp cõi trần thế đều yên bình và vui tươi.
Vì có quá nhiều sự kiện kỳ lạ xoay quanh việc Thái Tử trào đời, đức vua Tịnh Phạn đã mời thầy tướng A Tư Đà đến để xem mệnh cho Thái Tử. Kỳ lạ thay, khi gặp Ngài, A Tư Đà liền bật khóc. Ông nói rằng Thái Tử sau này chắc chắn sẽ trở thành một bậc chánh giác. Bởi vì thái tử có đầy đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Khi vua hỏi vì sao ông lại khóc, A Tư Đà trả lời rằng, tôi khóc vì sau này khi Ngài Thuyết Pháp thì tôi đã chết rồi, không còn được nghe pháp của Người.
Phật Tổ Như Lai có thật không?
Như vậy, Phật Tổ Như Lai hoàn toàn có thật. Người xuất hiện trong kiếp này chính là một con người bằng da, bằng thịt. Phật Tổ Như Lai có thể xuất hiện dưới mọi hình tướng và bản thể. Chỉ cần người có tâm, thành nguyện danh hiệu của Người thì người sẽ xuất hiện. Phật Tổ Như Lai không chỉ xuất hiện dưới hình tượng mà chúng ta thường thấy trong các ngôi chùa và đền thờ, mà còn xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và mục đích.
Phật Tổ Như Lai có phải Phật Thích Ca
Chính Phật Tổ Như Lai chính là Phật Thích Ca. Phật Thích Ca có nhiều danh xưng khác nhau, nhưng tất cả đều chỉ về một người – Đức Phật. Các danh xưng như Như Lai, Phật Tổ Như Lai, Phật Thích Ca, Bổn sư thích ca mâu ni đều ám chỉ đến một vị Phật. Trong kiếp này ở cõi trần thế, Ngài xuất hiện dưới danh hiệu Tất Đạt Đa Cồ Đàm.
Phật Tổ Như Lai sinh ra ở đâu?
Sự kiện Đức Phật Đản Sanh tại vương quốc Ca Tỳ La, ngày nay là Nepal. Lúc đó, hoàng hậu Ma-ha-may-ya, vợ của Đức Vua Tịnh Phạn, đang mang thai. Một buổi tối, bà nằm mơ thấy một luồng ánh sáng, trong đó có một con voi trắng đến và dâng lên cho bà một đóa sen nở. Sau khi tỉnh dậy, bà kể lại sự việc cho Đức Vua. Các nhà hiền triết đã đưa ra giải thích rằng đây là dấu hiệu của điềm lành, hoàng hậu có thể sẽ sinh ra một bậc vĩ nhân cho nhân loại.
Lúc đó theo quy tắc của vương quốc, khi phụ nữ sinh con, họ sẽ trở về nhà mẹ để chăm sóc. Hoàng hậu cũng không ngoại lệ, bà đang trên đường trở về quê nhà thì ngang qua vườn Lâm Tỳ Ni, bà cảm thấy vui mừng, như trào đón một niềm vui mới. Và thật đúng như vậy, tại khu vườn này dưới gốc cây vô ưu, bà đã sinh ra thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm, sau này cũng chính là Đức Phật Như Lai.
Trên trời bỗng xuất hiện nước do 9 con rồng phun nước, tắm sạch kim thân của Ngài và mẹ của Ngài. Đây là một sự kiện truyền thống, vào dịp lễ Phật Đản, các chậu tắm Phật với 9 con rồng và phun nước tắm Phật được bài trí để Phật tử tới lễ và tắm Phật.
Lúc sinh ra, chân người không chạm đất, Ngài được chư thiên đỡ lấy. Ngài bước đi liền 7 bước, mỗi bước đều có một bông hoa sen nở dưới chân.
Ngay sau khi Đức Phật đản sanh 7 ngày, mẹ của Ngài – Hoàng Hậu Mahamaya đã qua đời. Ngài được em gái của hoàng hậu nuôi dưỡng và yêu thương. Khi Ngài lên 12 tuổi, vua lại mời các nhà hiền triết đến xem mệnh. Lần này, hầu hết các nhà hiền triết đều nói rằng, cuộc đời phía sau của hoàng tử sẽ đi theo con đường tu hành khổ luyện, nếu hoàng tử giác ngộ thấy được sự sinh, lão, bệnh, tử.
Từ đó, đức vua ban chiếu lệnh, trong hoàng cung không được phép xuất hiện những điều đó, cũng như từ chết chóc.
Hoàng tử sống trong nhung lụa cho tới khi lên 16 tuổi, Ngài kết hôn với công chúa của nước láng giềng tên là Da Du Đà La. Tuy nhiên, càng trưởng thành, hoàng tử lại càng khao khát được trải nghiệm cuộc sống bên ngoài bức tường thành. Ngài xin vua cha cho mình được đi thăm thú và trải nghiệm. Điều này khó có thể từ chối, nhưng đức vua đã cố ý sắp xếp để hoàng tử chỉ nhìn thấy những điều tươi đẹp và hạnh phúc.
Tuy nhiên, trên đường ra khỏi hoàng cung, không thể tránh khỏi sự việc đến. Hoàng tử gặp một ông lão, trên mặt có những vết tàn của thời gian – đó chính là sự già. Hoàng tử còn gặp một người bệnh và ho trên đường – đó chính là bệnh. Rồi tiếp đến, Ngài gặp một đám tang bên sông – đó chính là tử. Bên cạnh đám tang là một người tu hành khổ luyện. Trên thân thể thầy tu toát lên vẻ thánh thiện, khuôn mặt hiền từ, nụ cười an lạc. Đứng trước một bên là đau buồn của sự mất mát người thân, một bên là nhà tu hành khổ luyện với khuôn mặt thể hiện sự an lạc và hạnh phúc vĩnh hằng.
Dấu ấn của nhà sư đã in sâu vào tâm trí của Thái Tử. Lúc đó, khi trở về cung, Ngài khẩn cầu vua cha cho mình được phép rời bỏ hoàng cung để trở thành một người khất thực. Đức vua vô cùng đau khổ, tuyệt vọng. Nhưng ông vẫn sai binh lính canh gác nghiêm ngặt để không cho thái tử rời cung. Ngày mà Da-du-đà-la hạ sinh một cậu con trai, thái tử cảm thấy nhẹ lòng vì không có lỗi với vua cha. Ngài tới nhìn vợ con lần cuối rồi quyết định lên đường bỏ trốn. Đức vua vô cùng đau buồn, nên đặt tên cho con của thái tử là La Hầu La – tên có nghĩa là sự cản trở, sự ràng buộc.
Sau khi rời khỏi kinh thành, thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm đến vương Xá Thành – nơi có những vị sư, chư tăng thiền định. Ngài trèo lên núi và trở thành đồ đệ của nhà tu hành A La La Ca Lam. Tuy nhiên, sau một thời gian tu luyện, hoàng tử cảm thấy không tiến bộ hơn, nên đã chuyển đến theo một nhà tu khác, tên là Ưu Đà La La Ma Tử.
Ngài tu luyện một thời gian nhưng không thể tiến bộ thêm. Do đó, Ngài cùng 5 vị tu hành khác đến rừng Benares để tu hành bằng cách hành xác, ăn rất ít và lấy tên là Thích Ca. Sau một thời gian, thân thể suy kiệt, Ngài nhận ra rằng nếu chỉ tu luyện bằng cách này, thì chưa giác ngộ thân thể đã không còn sức.
Trong lúc Ngài đi tản bộ trong rừng, có một cô thôn nữ muốn bố thí bánh gạo. Kỳ lạ thay, sau khi ăn bánh gạo, thân thể của Ngài trở nên bình thường trở lại. Tiếp theo, Thích Ca đến dưới gốc cây bồ đề trong rừng Urvela và thề rằng sẽ ở thể thiền nếu chưa giác ngộ. Lúc đó, có rất nhiều quỷ đến quấy phá, nhưng đức Thích Ca vẫn tập trung vào thiền định.
Sau nhiều lần không thể khuất phục được ông, con quỷ Mara nói rằng dù ông có chiến thắng, nhưng không có ai có thể chứng kiến. Đó là lúc Đức Thích Ca đặt tay xuống đất, như muốn nói rằng mặt đất sẽ chứng cho ông. Cùng lúc đó, mặt đất rung chuyển để khẳng định rằng đã chứng minh hết thảy.
Sau khi đạt đến cảnh giới của Phật sau 49 ngày thiền định, Đức Thích Ca đã đắc quả vị Phật. Đức Phật sau đó đã bắt đầu sứ mệnh của mình là thuyền thuyết pháp và phổ độ chúng sanh.
Hiện nay, Đồ Thờ Lộc Phát là một trong các cơ sở phát hành Tượng Phật uy tín và chất lượng. Tượng Phật tại Đồ Thờ Lộc Phát được làm từ các chất liệu cao cấp. Ngoài ra, cửa hàng còn cung cấp nhiều vật phẩm phong thủy khác.
Nguồn: vnctongiao.org
Website: www.dotholocphat.com
Fanpage: www.facebook.com/banthothantaiongdialocphat
Youtube: www.youtube.com/@otholocphat2141
ĐT: 093.173.8189