Hướng dẫn thực hiện nghi thức làm phép khởi công xây nhà

Khởi công xây dựng nhà là một trong những việc trọng đại trong cuộc đời. Dù bạn xây nhà to hay nhỏ, việc thực hiện nghi thức tâm linh là không thể thiếu, đặc biệt là khi động thổ làm nhà. Vậy nghi thức làm phép khởi công xây nhà là gì? Các bước tiến hành như thế nào? Có những lưu ý gì khi thực hiện nghi lễ làm phép khởi công xây nhà không? Cùng giải đáp trong bài viết dưới đây để hiểu hơn về nghi thức quan trọng trước khi khởi công xây nhà này nhé!

Nghi thức làm phép khởi công xây nhà là gì?

Nghi thức làm phép khởi công xây nhà còn được gọi là nghi thức làm phép đất xây nhà ở, tức là trước khi tiến hành xây dựng nhà phải làm lễ động thổ và làm phép lành rồi mới bắt đầu xây dựng, nhằm cầu cho mọi chuyện được thuận lợi, suôn sẻ.

Hiểu đơn giản, nghi thức này là việc đặt viên đá đầu tiên hoặc ban phước lành cho nền đất sẽ xây dựng một ngôi nhà. Đây là một trong những phong tục tập quán tâm linh lâu đời của người Việt, mỗi khi muốn động thổ đất đai cho bất kỳ mục đích gì.

Tại sao cần làm các nghi thức làm phép khi khởi công xây nhà?

Theo quan niệm dân gian từ ngàn xưa, mỗi một mảnh đất đều có một vị thần trông nom, cai quản gọi là Thổ Công (Thổ Địa). Khi gia đình có ý định động chạm tới bất kỳ mảnh đất nào thì đều cần phải làm lễ cúng, trước là thể hiện được lòng thành của gia chủ, sau là báo cáo với Thổ Địa, xin các vị thần linh cho phép và phù hộ cho việc xây dựng nhà ở được thuận lợi, hanh thông, cuộc sống của gia đình sau này luôn được bình an, may mắn.

Bên cạnh đó, khởi công xây nhà được xem là việc động đến nơi trú ngụ của vong linh. Vì thế khi tiến hành xây nhà mà không xin phép thì có thể bị vong hồn quấy nhiễu trong quá trình thực hiện, hoặc gây những ảnh hưởng tiêu cực trong cuộc sống sau này của gia chủ. Chính vì ý nghĩa này mà trong nghi thức làm phép khởi công xây dựng nhà còn bố thí muối gạo, tiền vàng cho các vong linh lưu lạc để tránh những điều không may mắn, xui xẻo.

Có bắt buộc tiến hành các nghi thức làm phép khởi công xây nhà không? Đây là nghi lễ tâm linh không bắt buộc gia chủ phải thực hiện. Tuy nhiên, dân gian có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, để giúp quá trình xây dựng được thuận buồm xuôi gió, cuộc sống của gia đình sau này được yên ấm thì gia chủ vẫn nên tiến hành thực hiện nghi lễ này.

Các bước tiến hành nghi thức làm phép khởi công xây nhà

Nghi thức làm phép khởi công xây nhà cần được chuẩn bị chu đáo và thực hiện nghiêm túc nhằm thể hiện tấm lòng của gia chủ tới các vị thần linh. Dưới đây là các bước tiến hành nghi lễ này:

Chọn khung giờ khởi công

Theo phong thủy, ngày giờ tốt để làm phép cúng động thổ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thậm chí, ngày giờ khởi công cũng sẽ quyết định đến sự thành bại của quá trình thi công lẫn cuộc sống sau này của gia chủ và các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, trước khi xây nhà, gia chủ cần xem phong thủy cũng như chọn ngày giờ khởi công hoàng đạo.

Nếu bạn không phải người có chuyên môn, am hiểu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì tốt nhất nên mời thầy phong thủy xem ngày giờ.

  • Ngày giờ tốt để làm phép cúng động thổ rất quan trọng, thậm chí có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của quá trình xây dựng và cuộc sống sau này của gia chủ. Trước khi quyết định xây nhà, gia chủ cần xem xét phong thủy và lựa chọn ngày đẹp giờ tốt để tiến hành.
  • Gia chủ nên chọn một ngày hoàng đạo, ngày đại cát hoặc ngày tiểu cát, hợp mệnh hợp tuổi để khởi công xây nhà.
  • Tránh chọn ngày động thổ xung với tuổi hoặc khắc với mệnh của gia chủ và người được mượn làm nhà (nếu có).
  • Tránh chọn ngày động thổ vào những ngày được coi là xấu hoặc ngày kiêng theo quan niệm dân gian như: ngày Tam Nương, ngày Nguyệt kỵ,…
  • Tránh khởi công xây nhà vào các giờ xấu như giờ sát chủ, giờ Thọ tử, giờ Không Vong, giờ Xích Khẩu, giờ Lưu Niên. Thay vào đó, có một số giờ động thổ tốt mà gia chủ có thể tham khảo, như giờ Đại An, giờ Tốc Hỷ, giờ Tiểu Cát.

Chuẩn bị lễ vật

Lễ vật trong lễ động thổ sẽ có sự khác nhau tùy theo quan niệm và phong tục của từng vùng miền. Mâm lễ vật cúng làm phép không cần phải quá phô trương, nhưng lễ vật cần được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, tuyệt đối không được qua loa, nhằm thể hiện lòng thành đến các vị thần linh.

Đối với mâm cúng trong lễ động thổ, gia chủ có thể tham khảo mâm cúng sau:

  • Mâm cúng mặn: Xôi/bánh chưng, gà luộc, 1 bộ tam sên (thịt luộc, trứng vịt luộc, tôm luộc),…
  • Hoa tươi, trầu cau, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, nước lọc, rượu, trà, thuốc lá, vàng mã, bộ quần áo Quan Thần Linh,…
  • Mâm ngũ quả: Nên lựa chọn 5 loại quả khác nhau, đa dạng màu sắc với hy vọng mang đến sự đủ đầy, sung túc, bình an cho gia đình tại ngôi nhà sắp xây. Nên chọn quả tươi ngon, không dập hỏng.

Tiến hành nghi thức làm phép

Mỗi địa phương, vùng miền sẽ có những phong tục và tập quán riêng biệt, vì vậy không có một quy chuẩn cố định nào về nghi thức cúng bái khi làm phép khởi công xây nhà. Tuy nhiên, gia chủ có thể tham khảo trình tự thực hiện nghi thức sau đây:

  • Sau khi chọn được ngày giờ tốt và chuẩn bị lễ vật tươm tất, gia chủ đặt mâm lễ vật lên bàn ở giữa phần đất cần xây nhà.
  • Người làm lễ sửa soạn gọn gàng, ăn mặc chỉnh tề để tiến hành thắp hương, đèn và đọc bài văn khấn lễ động thổ.
  • Sau khi đọc xong bài cúng, chờ cho hương cháy được khoảng 2/3 thì gia chủ mang tiền vàng đi hóa rồi lấy muối và gạo rắc theo nhiều hướng.
  • Cuối cùng, gia chủ dùng xẻng đào đất tượng trưng vài nhát, thể hiện việc bắt đầu khởi công xây nhà. Tùy theo phong tục mỗi nơi, thay vì dùng xẻng đào đất thì có nơi sẽ cuốc móng nhà hay đặt viên gạch, viên đá đầu tiên hoặc chôn tiền vàng xuống móng nhà để yểm móng nhà.

Nghi thức cuốc móng nhà

Vì sao phải tiến hành nghi thức cuốc móng nhà?

Trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam, nơi mảnh đất mà không có sự hiện diện của con người thường được coi là nơi cư trú của các linh hồn và vong linh. Khi có ý định xây dựng một ngôi nhà trên mảnh đất đó, việc tổ chức lễ động thổ với nghi thức cuốc móng nhà đúng quy định không chỉ là cách để thông báo rằng mảnh đất này đã có chủ sở hữu, mà còn là một hình thức tôn vinh sức mạnh của địa vị và bảo vệ mảnh đất này. Điều này thường mang lại nhiều sự may mắn và thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống của gia đình tại ngôi nhà mới.

Nhiều người cho rằng chủ nhà sẽ là người thực hiện nghi thức cuốc móng nhà. Tuy nhiên, thực tế không nhất thiết phải là vậy. Khi đi xem ngày giờ tốt, thầy phong thủy sẽ cho bạn biết về các tuổi phù hợp để thực hiện nghi thức này. Lúc đó, bạn có thể nhờ người quen có tuổi hợp và hướng dẫn dọc thực hiện nghi thức cuốc móng nhà đúng cách.

Hướng dẫn cách cuốc móng nhà khi động thổ

Sau khi hoàn tất quá trình chuẩn bị và đọc bài cúng xong, gia chủ hoặc người đại diện hợp tuổi sẽ thực hiện nghi thức cuốc móng nhà.

Thường thì mảnh đất sẽ có hình dạng hình vuông, và người thực hiện cuốc móng sẽ đi về hướng tốt nhất mà thầy phong thủy đã chọn sẵn cho bạn. Sau đó, người thực hiện sẽ tiến hành cuốc móng ở 4 góc của ngôi nhà, mỗi góc sẽ được cuốc 3 lần mạnh mẽ. Tiếp theo, người thực hiện sẽ di chuyển ra giữa mảnh đất và cuốc thêm 3 lần nữa. Lúc này nghi thức cuốc móng nhà được coi là đã hoàn thành.

Nghi thức đặt gạch móng nhà

Đặt gạch móng nhà là một nghi lễ tổ chức sau ngày mùng 3 Tết hàng năm với ý nghĩa xin phép thần linh cho phép bắt đầu động đến phần đất để xây dựng trong năm tới, mong muốn một năm bình an và gặp nhiều may mắn. Nghi thức này được tiến hành khi gia chủ xây dựng, sửa chữa nhà, có chạm đến long mạch nguồn đất.

Ông cha ta quan niệm rằng: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” nên mỗi khi tiến hành sửa chữa, xây dựng nhà có động chạm đến đất đai thì gia chủ sẽ thực hiện nghi lễ đặt gạch móng nhà, để xin phép Thổ Công cai quản vùng đất đó và cầu mong cho quá trình xây dựng được hanh thông, suôn sẻ. Đồng thời bày tỏ mong muốn vong linh đang cư ngụ tại mảnh đất đó chuyển sang nơi khác, không quấy phá quá trình xây dựng và cuộc sống sau này của gia đình tại căn nhà sắp xây.

Theo truyền thống từ xa xưa, người đặt viên gạch đầu tiên thường là người lớn tuổi nhất trong nhà. Tuy nhiên hiện nay, việc đặt viên gạch/đá đầu tiên sẽ là người hợp tuổi trong gia đình, thay mặt gia chủ bày tỏ lòng thành tới các bậc bề trên, thần linh chứng giám và phù hộ cho công trình tiến thành thuận lợi.

Cách đặt gạch móng nhà được tiến hành như sau:

  • Sau khi đã chọn ngày giờ đẹp để tiến hành nghi thức và chuẩn bị xong các lễ vật, gia chủ bày biện mọi thứ lên một chiếc bàn đặt tại nơi cao ráo và đẹp nhất, ở giữa phần đất sẽ thi công xây nhà.
  • Chủ lễ ăn mặc chỉnh tề chờ tới giờ đẹp sẽ đốt đèn cầy, đốt nhang, vái bốn phương, tám hướng và quay về mâm lễ đọc bài khấn. Sau khi đọc bài văn khấn xong thì đợi đến lúc hương cháy được 2/3 là có thể hóa vàng mã, rải muối gạo xung quanh và cuốc những nhát đầu tiên.
  • Nghi thức làm phép đặt viên đá đầu tiên chính là lúc gia chủ trộn phần cát mịn và đất lên 4 phương, xung quanh thửa đất cần xây dựng tạo thành một bờ tường cao khoảng 30cm. Sau đó, gia chủ đặt viên đá màu đỏ, hình tròn lên phía trên phần đất này. Nếu như thửa đất cần xây dựng có kích thước lớn thì cần đến 9 cái xẻng và 1 cuộn lụa màu đỏ để có thể quy về làm một mối, sau đó lúc đến giờ đã định thì 9 người đứng 9 góc sẽ cùng với gia chủ xúc vữa và đổ lên phần móng nhà.
  • Sau nghi thức đặt gạch móng nhà, thợ xây dựng có thể bắt đầu đào móng và động thổ để thi công. Lưu ý rằng hoa cúng được cắm xuống công trình không nên mang về nhà, muối, gạo, nước sẽ được cất để sử dụng sau này khi nhập trạch.
  • Khi đã thực hiện xong các thủ tục, thì gia chủ có thể hạ lễ và cho mọi người thụ lộc. Nghi thức đặt gạch móng nhà tới đây cũng coi như hoàn thành.

Nghi thức yểm móng nhà – Bỏ gì xuống móng nhà?

Trong phong thủy, hai thuật ngữ “Trấn” và “Yểm” được sử dụng để chỉ ra hai khái niệm khác nhau và tùy thuộc vào các tình huống cụ thể mà chúng được áp dụng.

  • “Trấn” được sử dụng để chỉ khu vực mà các vật phẩm phong thủy có thể dễ dàng nhìn thấy được mặt đất.
  • “Yểm” là ngược lại của “Trấn” và liên quan đến việc chôn hoặc gói gọn các đồ vật để đạt được các mục đích phong thủy.

Trong nhiều cách yểm móng nhà, các linh vật thường mang tính thẩm mỹ, theo ý muốn của mỗi gia chủ và có ý nghĩa phong thủy. Khi sử dụng các vật phẩm quan trọng để bảo vệ tài lộc, sức khỏe và củng cố nền tảng cho ngôi nhà, gia chủ cần chú ý đến các thuộc tính cơ bản của từng đối tượng để bố trí chúng một cách phù hợp. Do mỗi thành phần khí sẽ mang theo các ý nghĩa khác nhau tùy theo trường hợp cụ thể.

Có những dấu hiệu cho thấy một ngôi nhà bị ếm, ví dụ như bỗng dưng gặp đại hạn trong khi bạn đang làm tốt, lời gièm pha xuất hiện và kẻ thù phát triển tốt hơn, hay sức khỏe của bạn suy giảm đáng kể,… Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề này hoặc nghi ngờ mình đang gặp phải tà khí, bạn có thể thực hiện các cách yểm móng nhà như sau:

  • Ăn uống điều độ và thiền định để tăng cường sức khỏe và tinh thần thoải mái.
  • Để hút hết tà khí, hãy dùng trứng đã luộc, bóc vỏ và lăn lên toàn bộ cơ thể trong vài ngày, tiếp đến cắt nửa quả trứng nếu thấy lòng đỏ vẫn giữ nguyên màu sắc và không bị đen thì chứng tỏ tà khí đã được hóa giải.
  • Sử dụng nước gừng ấm để tắm hoặc xông hơi ba lần một ngày, vào các khung giờ từ 3-5 giờ sáng, 11 giờ-12 giờ trưa và 5-6 giờ chiều. Để hóa giải tà khí mạnh, bạn có thể lặp lại quy trình này trong 3-4 ngày hoặc 7 ngày.
  • Đặt một chậu sành hoặc chậu muối lớn dưới chân giường vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Một trong những phương pháp trấn yểm móng nhà phong thủy phổ biến đó là rải tiền vàng xuống móng nhà. Việc chôn tiền giấy dưới móng nhà, rải tiền xu xuống móng nhà hay cho vàng xuống móng nhà có rất nhiều thông tin trái chiều. Có ý kiến là nên chôn để gia chủ được may mắn, làm ăn phát tài nhưng cũng có người nói không nên chôn vì phí phạm và mê tín… Thực tế, việc này chưa được khoa học chứng minh nhưng theo phong thủy thì vẫn có nhiều gia chủ tin tưởng và áp dụng.

Vậy nên chôn gì dưới nền nhà là tốt nhất theo phong thủy? Một số vật khí phong thủy chôn dưới nền nhà để gửi năng lượng dương vào phía dưới ngôi nhà, giúp xua đuổi khí xấu vào ngôi nhà như: tiền xu, vàng, đá thạch anh,… Khi rải tiền xu xuống móng nhà thì nguồn năng lượng của đồng tiền sẽ tăng trưởng rất nhiều, giúp tăng cát khí và mang đến may mắn cho gia đình. Đá thạch anh cứng và có giá rẻ hơn tiền vàng, có nguồn năng lượng dương mạnh nên khi bỏ xuống móng nhà sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.

Trong quá trình xây dựng một ngôi nhà mới, nghi thức làm phép khởi công xây nhà là một nghi lễ tâm linh quan trọng. Đối với người Việt Nam, nghi thức này đánh dấu một sự khởi đầu mới, không chỉ trong việc xây dựng ngôi nhà mà còn trong cuộc sống của gia đình. Hy vọng bài viết này đã mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Trần Dung