Tạo điểm nhấn với những loại cây trồng độc đáo trong chùa

Những loại cây trồng trong chùa thường được lựa chọn sao cho phù hợp. Bởi vì chùa là nơi tâm linh và không phải cây cảnh nào cũng thích hợp để trồng. Vậy loại cây cảnh nào thường được chọn để trồng trong chùa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc này nhé!

Những cây trồng trong chùa mang nhiều ý nghĩa

Cây trồng trong chùa thường là những cây trồng mang nhiều ý nghĩa tốt lành. Bởi vì chùa, đình là nơi linh thiêng, cần có sự thanh tịnh. Những cây trồng có ý nghĩa phong thủy không tốt sẽ không thích hợp để trồng. Dưới đây là những giống cây thường gặp nhất trong chùa.

Cây trúc phật bà – Biểu tượng linh thiêng

Đây là một trong những cây cảnh được trồng nhiều nhất trong chùa. Trúc phật bà có hình dáng đẹp và thu hút với các cành nhánh mọc lên từ các mắc cài, tạo nên một tán rộng. Điều này khiến cho cây trúc phật bà có dáng nhìn tự như hình tượng phật bà nghìn mắt nghìn tay. Có lẽ đây cũng chính là nguồn gốc của cái tên trúc phật bà.

Cây trúc phật bà được trồng nhiều tại các chùa chiền

Trúc phật bà có chiều cao trung bình từ 1,3 – 3m và có thể phát triển ở nhiều điều kiện môi trường sống khác nhau. Nếu như điều kiện dinh dưỡng tốt, trúc phật bà có thể cao đến 10m.

Màu sắc của thân cây khi còn non là màu xanh thẫm, khi về già chuyển dần sang màu vàng cam. Các đốt của cây trúc không được sắp xếp theo bất kỳ một trình tự logic nào nên rất độc đáo và tạo vẻ đẹp riêng cho cây. Lá trúc có hình mũi mác, thuôn dài có cảm giác mảnh mai như đôi bàn tay phật.

Bên cạnh đó, cây trúc phật bà còn mang trong mình nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành. Cây là biểu tượng của ý chí kiên cường, bất khuất, thể hiện của đức tính cương trực, ngay thẳng và khoan dung trong mỗi con người. Trúc quan âm còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, giúp bảo vệ sức khỏe con người.

Từ xa xưa, hình cảnh cây trúc, cây tre đã vô cùng quen thuộc với người dân Việt. Ngắm nhìn những rặng trúc mang đến một cảm giác thân thuộc và gần gũi nhất, mang đến sự thanh tịnh trong tâm hồn.

Bởi vậy, trúc phật bà không chỉ được trồng ở khuôn viên đô thị, công viên hay sân vườn. Đây còn là cây trồng trong chùa thích hợp với những nơi thanh tịnh, linh thiêng như chùa chiền, đình miếu.

Cây Sala – Biểu tượng của tinh khiết và sự giác ngộ

Cây Sala còn có các tên gọi khác như cây đầu lân, cây ngọc kỳ lân, cây vô ưu. Giống cây này có nguồn gốc từ các nước miền Trung và Nam Mỹ. Cây Sala được trồng phổ biến nhất ở Ấn Độ và miền nam dãy núi Hy Mã Lạp.

Tại nước ta, cây Sala được trồng ở hầu hết các chùa chiền. Bởi vì đây là giống cây biểu tượng của nhà Phật, là nơi đức Phật sinh ra. Sala là cây thân gỗ có chiều cao đạt tới vài chục mét. Cây có đường kính thân và gốc lớn, hoa có mùi hương rất dễ chịu.

Trồng Sala trong chùa là để bày tỏ lòng tôn kính và ngưỡng vọng. Hoa Sala cũng là biểu tượng của sự tinh khiết, giúp con người giác ngộ, giảm bớt mọi ưu phiền. Sala cũng chính là cây trồng trong chùa mà bạn dễ bắt gặp ở nước ta hiện nay.

Cây Bồ Đề – Biểu tượng của sự giác ngộ và sáng suốt

Đây cũng là một trong những loại cây trồng trong chùa không thể thiếu. Trong Phật giáo, Bồ Đề là hiện thân của sự giác ngộ, minh triết và sáng suốt. Hình ảnh cây Bồ Đề chính là tượng trưng cho đại phật, cho trí tuệ tạo nên giác ngộ, tiêu diệt mầm mống tội ác.

Trong các ngôi chùa, Bồ Đề thường được trồng ở phía trước cửa chùa. Bồ Đề có nguồn gốc ở Ấn Độ, Tây Nam Trung Quốc và Đông Dương, và cây cũng được trồng nhiều ở nước ta hiện nay.

Bồ Đề có dáng cao, đẹp, cao, to, tán rộng không chỉ là biểu tượng của phật giáo mà còn làm đẹp cảnh quan. Cây Bồ Đề cũng có ý nghĩa phong thủy tốt và còn có tác dụng điều trị bệnh trong y học.

Bởi vậy, Bồ Đề không chỉ được trồng ở những chốn tâm linh, trang nghiêm như chùa, đình, miếu. Cây còn được trồng nhiều tại các công viên, công ty, xí nghiệp, đường phố đô thị.

Cây hoa đại – Vẻ đẹp tinh tế trong chùa chiền

Hoa đại không còn là cây cảnh xa lạ, giống cây cảnh này có nguồn gốc từ châu Mỹ. Hiện nay cây được trồng nhiều ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Hoa đại còn có nhiều tên gọi quen thuộc khác như hoa sứ, sứ đại, sứ cùi. Cây hoa đại quy tụ nhiều triết lý nhân sinh cao quý và gắn liền với cửa Phật. Chính vì vậy, đây là loại cây trồng trong chùa phổ biến, trồng nhiều ở tu viện, pháp tự và chùa tháp.

Cây ngọc lan – Sự bình an trong không gian chùa

Đây là giống cây tỏa bóng mát, ra hoa có hương thơm vô cùng dễ chịu. Ngọc lan là cây lưu niên, trồng càng lâu năm thì cây càng đẹp và nở hoa càng thơm.

Cây ngọc lan còn được biết đến với nhiều công dụng tốt trong điều trị bệnh. Hương ngọc lan còn được sử dụng để làm nước hoa. Ngọc lan là cây trồng trong chùa phổ biến, rất thích hợp để trồng ở những nơi thanh tịnh và thành kính như chùa, điện.

Cây hoàng nam – Vẻ đẹp độc đáo trong không gian chùa, đình

Cây hoàng nam có nguồn gốc tại Bắc Ấn Độ, sau đó du nhập vào nhiều quốc gia khác như Indonesia và cả Việt Nam. Đây là giống cây có dáng thẳng, tán lá dạng tháp, dày đặc, rủ xuống che phủ toàn bộ cành và thân.

Khi trưởng thành, cây hoàng nam có thể cao từ 5 – 10m. Lá có màu vàng hơi đỏ khi non, và khi già chuyển sang xanh thẫm. Hoa có dạng chùm, có 4 cánh màu trắng và 4 đài màu xanh. Hoa có mùi thơm nhẹ, nở vào khoảng tháng 12 đến tháng 1 năm sau.

Đây cũng là một trong những loại cây trồng tâm linh thích hợp để trồng trong chùa, điện. Đây cũng là cây trồng gắn liền với truyền thuyết về đức Phật. Cây hoàng nam còn mang ý nghĩa phong thủy là ý chí vươn lên, kiên cường, không khuất phục khó khăn, thử thách.

Cây hoa mộc – Sự giản dị tại đình, chùa

Cây hoa mộc còn có tên gọi khác là quế hoa, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hoa mộc là cây thân gỗ nhỏ, có chiều cao trung bình từ 5 đến 8m. Lá cây có màu xanh đậm, dáng hơi bầu, có đường gân lớn và có răng cưa quanh lá. Hoa có màu trắng, cam hoặc nâu với mùi thơm nhẹ, mọc thành chùm và nở vào cuối tháng 9 đầu tháng 10.

Hoa mộc là một loài hoa giản dị, mộc mạc với hương thơm ngát, rất dễ chịu. Trong phong thủy, cây còn được xem như một loại cây trừ tà, mang đến sự may mắn và bình an.

Hoa mộc thường được trồng làm cảnh ở sân vườn, đình chùa. Hầu hết các đền chùa danh thắng đều có trồng loại hoa đẹp giản dị này.

Cây mẫu đơn – Vẻ đẹp nổi bật trong chùa ngày nay

Mẫu đơn cũng là một trong những cây trồng trong chùa khá phổ biến hiện nay. Mẫu đơn được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng. Cây mẫu đơn được dùng trong tín ngưỡng tôn giáo ở Ấn Độ. Theo đó, mẫu đơn là loài hoa linh thiêng dành cho thần Phật.

Mẫu đơn là một trong những cây trồng trong chùa rất đẹp

Mẫu đơn có nhiều loại, nhiều màu hoa khác nhau. Ở nước ta, thường gặp nhất là mẫu đơn trắng, đỏ, vàng. Trong một số tôn giáo ở miền Nam nước ta, hoa mẫu đơn được dùng để trang trí trong những ngày lễ phật, ngày rằm.

Mẫu đơn không chỉ được trồng để trang trí, làm đẹp cảnh quan, làm bonsai hay hàng rào. Tại các chùa, đình ở nước ta hiện nay, cây mẫu đơn cũng được trồng rất nhiều.

Gợi ý địa chỉ mua cây trồng trong chùa uy tín

Trúc phật bà có lẽ là một trong những cây cảnh được quan tâm rất nhiều hiện nay. Nếu bạn cũng đang muốn mua cây cảnh này, hãy tham khảo nhà vườn Tân Thúy.

Tại đây, chúng tôi chuyên cung cấp các giống cây cảnh đẹp và chất lượng với giá thành hợp lý. Không chỉ có trúc phật bà, tại đây còn có các giống cây trồng trong chùa khác như mẫu đơn, hoa đại, cây hoàng nam hay hoa mộc.

Tất cả những giống cây này đều cam kết về chất lượng, khách hàng được kiểm tra trước khi nhận hàng. Giá thành các loại cây này cũng đảm bảo cạnh tranh với thị trường. Khi mua với số lượng lớn, bạn còn có cơ hội nhận được các ưu đãi giảm giá.

Đây là những cây trồng trong chùa mà bạn có thể tham khảo. Để biết giá các loại cây trồng này, vui lòng liên hệ với nhà vườn Tân Thúy để được tư vấn nhanh nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH CÂY XANH TÂN THUÝ

❣️ Địa chỉ: Xóm 19, Điền Xá, Nam Trực, Nam Định

☎️ Hotline: 09.8686.0426 – 0946 111.420

🌐 Website: cayxanhtanthuy.com

Thời gian làm việc: 7h30 – 20h30 tất cả các ngày.