Bồ Tát Phổ Hiền và Bồ Tát Văn Thù là hai vị Bồ Tát Đại Trí nổi tiếng trong Phật Giáo Đại Thừa. Trong đó, Bồ Tát Văn Thù cưỡi Sư Tử đứng bên trái Đức Phật. Ngài có mặt ở khắp mười phương pháp giới, dùng hạnh nguyện của mình phổ độ chúng sinh. Để bày tỏ lòng biết ơn, các phật tử thờ phụng tượng Phật Văn Thù Bồ Tát tại gia với lòng tôn kính.
Tượng Phật Văn Thù Bồ Tát là ai?
Ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật Giáo có tên tiếng Phạn là Mạn Thù Sư Lợi. Khi thấy tượng Phật Văn Thù Bồ Tát là thấy biểu tượng của trí tuệ và ánh sáng của học vấn, kết quả tu học Phật Pháp được thể hiện trên phương diện tri thức. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà ngài được xưng là trí tuệ đệ nhất.
Trải qua nhiều kiếp hóa độ, hình tượng của Ngài cũng biến hóa vô lường: khi là vua, khi là quan, khi là người ăn xin,… bất cứ hình dáng nào thuận tiện trong việc truyền pháp giác ngộ cho chúng sinh đều có thể là hóa thân của ngài.
Tượng Phật Văn Thù Bồ Tát có hình dáng như thế nào?
Văn Thù Bồ Tát thường có hai hình dáng: đứng và ngồi. Ở tư thế đứng, ngài đứng cùng với Bồ Tát Phổ Hiền bên cạnh Đức Phật. Nếu Đức Phật cùng với Bồ Tát Phổ Hiền được chạm khắc ở tư thế ngồi thì tượng Phật Văn Thù Bồ Tát cũng ở tư thế tương tự. Tượng Bồ Tát Phổ Hiền và tượng Văn Thù Bồ Tát thường được thờ cùng nhau.
Theo thuyết xưa, Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát có thân sáng hồng như mặt trời bình minh. Được tạc với tư thế trẻ trung, ngồi kiết già trên đài sen. Đầu đội mũ Phật, nên biểu ngũ trí Phật. Tay phải cầm một lưỡi gươm Bát Nhã đang bốc lửa, chính lưỡi gươm trí tuệ này sẽ chặt đứt những phiền não, u minh trói chặt con người.
Tay trái ngài cầm hoa sen xanh trên hoa sen là kinh Bát Nhã, ngón tay hướng lên trên, hoa cao ngang tai. Đây là hình tượng của sự tỉnh giác, cũng là biểu tượng cho trí tuệ sâu rộng của Ngài. Bên ngoài, khoác một chiếc áo gọi là áo nhẫn nhục, nhờ nó mà các mũi tên thị phi không xâm phạm, chở che ngài khỏi niềm sân hận tầm thường.
Linh thú đi cùng với Ngài là Sư Tử, do đó nhiều tượng Phật Văn Thù Bồ Tát thường khắc họa ngài ngồi trên lưng Sư Tử. Loài Sư Tử vốn là chúa tể rừng xanh, biểu tượng cho sức mạnh và uy lực hơn muôn thú khác. Vì thế, lấy hình ảnh Sư Tử đại diện cho năng lực trí tuệ của Bồ Tát Văn Thù quả không hề sai.
Có thể bạn quan tâm: Tượng Phật Phổ Hiền Bồ Tát
Ý nghĩa thờ phụng tượng Phật Văn Thù Bồ Tát
Mỗi con người trong cuộc sống hiện tại đều nằm trong vòng xoay luân hồi, sinh – lão – bệnh – tử, chống chọi với nhiều nỗi khổ đau do vô minh, ái dục mang lại. Để thoát khỏi vòng xoay đó, con người cần tu tập nhiều đức hạnh, trong đó cần có trí tuệ để nhìn rõ, nhìn thấu mọi sự, giúp con người thức tỉnh trước những cạm bẫy, vượt khỏi bể khổ thâm sâu.
Có thể thấy, chỉ có ánh sáng của trí tuệ mới giúp con người thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp báo. Cũng như nói, tượng Phật Văn Thù Bồ Tát là lời nhắc nhở cho mỗi người, dùng trí tuệ để soi rọi vào thân tâm mỗi người. Nhanh chóng phát hiện những sân si, phiền não để tiêu diệt chúng.
Bồ Tát Văn Thù là tấm gương sáng lợi tha, cứu giúp chúng sinh thoát khỏi phiền não. Người thờ phụng ngài được ngài hộ trì, nương theo ánh sáng trí tuệ của ngài mà sống đúng với đức hạnh, là một người tốt.
Tượng Ngài Văn Thù hiện nay trên thị trường có nhiều loại, trước khi thờ thỉnh Ngài cần phải tìm hiểu rõ về Ngài, cùng những hạnh nguyện dành cho chúng sinh. Bởi vì, không phải ai cũng có thể thỉnh thờ, chỉ những người có lòng tôn kính, có mong muốn dùng trí tuệ mang đến cuộc sống hạnh phúc mới có thờ cúng Ngài.
Trong đó, bước chọn tượng là vô cùng quan trọng, một bức tượng tốt là thể hiện lòng thành kính đối với vị Bồ Tát được thờ. Cần chọn tượng một cách kỹ lưỡng, không sứt mẻ, lem luốc. Việc tìm một cơ sở uy tín là điều cần thiết để hạn chế được rủi ro này.
Mọi người hãy tham khảo thêm các mẫu Tượng phật tam bảo:
- Tượng phật a di đà
- Tượng địa tạng vượng bồ tát
- Tượng phật thích ca
- Tượng tuyết sơn
- Tượng văn thù phổ hiền
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng
Địa chỉ: Thôn Rảnh_Xã Sơn Đồng_Hoài Đức_Hà Nội
Cơ sở sản xuất đồ thờ tượng phật Xuân Trang
Hotline: 094.533.0463