Chương trình tu học Bậc Sơ Thiện là một chương trình học tập và rèn luyện thiêng liêng trong đạo Phật. Với tinh thần chủ đạo là “Thứ Nhiếp Pháp”, chương trình này kéo dài trong vòng một năm, giúp mọi người có thể tiếp cận và hiểu sâu về tư tưởng Phật giáo và các giá trị văn hóa của nó.
PHẬT PHÁP
I. KIẾN THỨC
- Tam độc.
- Ý nghĩa pháp khí và pháp cụ trong đạo Phật.
- Mười điều thiện.
- Nhân quả.
- Tứ nhiếp pháp (02 tiết).
- Ý nghĩa Đản sanh, xuất gia của Thái tử Tất Đạt Đa.
- Sơ lược 10 Đại đệ tử của Đức Phật.
- Khái lược lịch sử Phật giáo Việt Nam từ thời du nhập(02 tiết).
- Tinh thần Tự tín – Tự chủ – Khoa học.
- Thời gian vật lý và tâm lý.
- Khái niệm về kiến trúc Phật giáo.
II. RÈN CHÍ
- Chuyện đạo: Cặp mắt Thái tử Câu Na La.
- Chuyện tiền thân: Hạnh tu nhẫn nhục.
- Hiểu nghi thức tụng niệm GĐPT.
- Thuộc nghi thức cầu an, cầu siêu(Nghi GĐPT), sám Vu Lan.
- Biết sử dụng chuông mõ.
- Sổ tức quán.
- Tham quan, ghi chú về lịch sử kiến trúc một ngôi chùa.
ĐÀO LUYỆN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN
I. VĂN NGHỆ
- Âm nhạc: Nhịp phách – Nhịp 2/4, ¾, 4/4 – Cách đánh nhịp 2/4, ¾, 4/4 – Dấu chấm đôi – Dấu lặng. Hát: thuộc 05 bài hát: Kính mến thầy, AnomaNiliên, Kết đoàn, Vui chung gia đình và Hồn lửa thiêng.
- Sân khấu: Kể lại một chuyện tiền thần đã đọc – Đóng kịch ngắn, vui (lửa trại) – Múa những điệu múa đơn giản.
- Hội họa và mỹ thuật: Chép một số họa tiết ở chùa – Một số công trình mỹ thuật Phật giáo thời Lý – Trang hoàng – Trình bày tờ báo Đội Chúng – Vẽ tranh chuyện đạo hay chuyện tiền thân.
- Thi văn: Tường thuật một buổi trại, một buổi du ngoạn.
- Nhiếp ảnh: Biết các bộ phận bên trong và nguyên tắc máy ảnh.
II. HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN
- Gút: Giữa, kẻ chài, sơn ca, trục gỗ, riết, ghế đơn, ghế kép, ngạnh trê.
- Tham quan: Ghi chú về lịch sử kiến trúc một ngôi chùa.
- Thường thức: Mạng một chỗ rách, làm gáo múc nước, cột chổi, vá xe, đánh điện tín.
- Thông tin: Morse bằng cờ và khăn tay.
- Dấu đi đường: Biết 10 dấu đi đường ghi bằng phấn và mọi hình thức khác.
- Cấp cứu: Băng bó vết thương, cùi tay, ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân. Biết cách khiêng người bị thương, làm cáng khiêng bằng mền, áo, dây.
- Trại: Biết tìm chỗ và cách thức dựng lều, nhen lửa, tự làm bếp cho mình ở trại.
- Thể dục, thể thao: Bơi tự do 50m, đi xe đạp 10 cây số không mệt, biết chèo đò.
- Phương hướng: Biết tìm phương hướng bằng địa bàn, mặt trời, mặt trăng.
- Vạn vật: Biết 10 thứ cây làm thuốc ngoại khoa.
- Thiên văn: Biết đoán thời tiết bằng 3 cách thông thường.
- Lịch sử: Biết những điểm chính của 4 đoạn lịch sử vẻ vang của nước nhà.
- Hiểu biết phong trào: Biết tổ chức trong gia đình.
- Công nghệ thông tin: Tìm kiếm các nguồn thông tin qua máy vi tính.
III. HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
- Vệ sinh môi trường: Tham gia vệ sinh khu phố, thôn, xóm.
- Y tế: Giúp đỡ các phái đoàn lkhám bệnh từ thiện tại khu vực sinh hoạt.
- Giao thông: Thuộc các bảng báo hiệu lưu thông trên đường phố.
- Cứu trợ: Tham gia các đoàn cứu trợ của chùa.