Sứa ăn sống: Thực phẩm tuyệt vời hay nguy hiểm?

Sứa – sinh vật thủy sinh hình chuông sống ở biển, đại dương và các vùng đầm phá trên toàn thế giới. Được biết đến với hơn 10 loài an toàn cho con người, nhưng cũng có những loại sứa mà chúng ta nên tránh để tránh sự nguy hiểm. Với vị nhạt nhẽo và cảm giác dai dai sần sật, liệu sứa có thể ăn sống được không?

Thành phần dinh dưỡng của sứa

Sứa có lượng calo và chất béo thấp, là nguồn cung cấp axit béo omega-3, protein, selen, sắt và choline tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, sứa cũng được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương pháp điều trị đau cơ.

Nguồn axit béo omega-3 dồi dào từ sứa

Sứa chứa nhiều axit béo omega-3, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Selen

Selenium có đặc tính chống oxi hóa giúp chống lại tác hại do các gốc tự do gây ra. Sứa là một nguồn selen tuyệt vời, một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình trong cơ thể. Lượng selen phù hợp có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh, bao gồm bệnh tim, ung thư và bệnh Alzheimer.

Ngoài ra, selen còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chức năng tuyến giáp.

Sắt

Sắt là một thành phần quan trọng trong quá trình lưu thông oxy.

Choline

Choline có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như tổng hợp DNA, hỗ trợ hệ thần kinh, sản xuất chất béo cho màng tế bào, vận chuyển và chuyển hóa chất béo.

Collagen

Sứa cũng chứa nhiều collagen tự nhiên, đóng vai trò trong việc tăng cường độ đàn hồi, săn chắc cho da và cải thiện khả năng vận động của các khớp.

Sứa ăn sống
Hình ảnh sứa ăn sống có giá trị dinh dưỡng cao

Sứa ăn sống: Điểm mấu chốt là chế biến đúng cách

Không thể phủ nhận lợi ích dinh dưỡng cùng hương vị thanh mát mà sứa mang lại. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế, việc ăn sứa tươi sống nếu không chế biến đúng cách có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Việc ăn sứa sống có thể gây ngộ độc vì chúng có thể chứa độc tố và ký sinh trùng nguy hiểm. Những chất này có thể gây sốt, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nguy cơ tiềm ẩn khi ăn sứa

Chỉ có một vài loại sứa được xác định an toàn cho con người. Việc làm sạch và chế biến đúng cách rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh từ loại thực phẩm này, do vi khuẩn hoặc các mầm bệnh nguy hiểm tiềm ẩn khác.

Các loại sứa có thể ăn được
Chỉ có một vài loại sứa có thể ăn được

Hàm lượng nhôm từ sứa

Một cách chế biến sứa truyền thống là sử dụng dung dịch nước muối có chứa phèn chua. Phèn chua còn được gọi là kali nhôm sunfat, đôi khi được sử dụng làm chất phụ gia để bảo quản thực phẩm. Mặc dù FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã chứng nhận phèn chua là an toàn, vẫn có lo ngại về lượng nhôm giữ lại trong các sản phẩm từ sứa do sử dụng phèn chua. Những lượng nhôm cao trong chế độ ăn uống được cho là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer và bệnh viêm ruột (IBD).

Dị ứng sứa

Bị sứa đốt có thể dẫn đến phản ứng dị ứng nghiêm trọng và điều này cũng có thể xảy ra khi ăn sứa, kể cả khi nấu chín. Các triệu chứng của phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể bao gồm huyết áp thấp, suy tim và nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, chỉ nên mua và tiêu thụ sứa từ những nguồn đáng tin cậy để đảm bảo chúng được làm sạch và sơ chế đúng cách để tránh vi khuẩn từ bề mặt của sứa.

Cách chế biến sứa sống đúng cách

Có nhiều cách để chế biến sứa thành các món ăn tươi ngon như trộn salad, trộn với mì hoặc cơm, hoặc thậm chí được làm ngọt trong nước tương hoặc đường. Thông thường, các xúc tu của sứa được loại bỏ và chỉ thân hình chuông được tiêu thụ.

Nộm sứa
Nộm sứa là món ăn thanh mát, giàu dinh dưỡng

Phương pháp phổ biến nhất để chế biến sứa là xát muối lên sứa. Sứa hỏng ngay sau khi chúng được bắt lên, vì vậy chúng phải được chế biến nhanh chóng. Ngâm sứa trong muối hoặc giấm có tác dụng bảo quản.

Một cách chế biến khác là làm khô sứa. Quá trình này sử dụng muối nhôm và có thể mất một tháng. Phương pháp này giúp bảo tồn kết cấu của sứa và tiêu diệt bất kỳ vi khuẩn nào có thể có.

Nhìn chung, sứa tươi sống có thể là một loại thực phẩm ít calo nhưng bổ dưỡng, tạo thêm độ giòn độc đáo cho món ăn của bạn. Tuy nhiên, luôn cẩn thận khi ăn sứa sống và nếu có biểu hiện dị ứng hoặc ngộ độc, hãy tìm tư vấn y tế ngay lập tức.

Thảo Nguyễn

Nguồn tham khảo: thewholeportion.com