Kinh Hoa Nghiêm (4 quyển)

tri tinh toan tap

Ban Chứng Minh

Hòa thượng Thích Từ Nhơn

Hòa thượng Thích Thanh Từ

Hòa thượng Thích Tắc An

Hòa thượng Thích Hiển Tu

Hòa thượng Thích Viên Giác

Hòa thượng Thích Trí Quảng

Hòa thượng Thích Như Niệm

Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh

Hòa thượng Thích Giác Toàn

Hòa thượng Thích Nhật Quang (Chùa Ấn Quang – Q. 10).

Ban Cố Vấn

Hòa thượng Thích Chơn Lạc

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn

Hòa thượng Thích Nhật Quang (TV. Thường Chiếu)

Hòa thượng Thích Minh Cảnh

Hòa thượng Thích Minh Thông

Hòa thượng Thích Thiện Pháp

Hòa thượng Thích Hoằng Đức

Hòa thượng Thích Tắc Lãnh

Hòa thượng Thích Hoằng Thông

Hòa thượng Thích Minh Tùy

Thượng tọa Thích Chân Tính

Thượng tọa Thích Đồng Bổn

Thượng tọa Thích Minh Duyên

Thượng tọa Thích Hoằng Kiên.

Ban Biên Tập

Trưởng ban: Thượng tọa Thích Hoằng Tri

Phó ban: Thượng tọa Thích Hoằng Chí

Phó ban: Đại đức Thích Hoằng Thạnh.

Ban Thực Hiện

Đại đức Thích Pháp Đăng (Trưởng ban)

Thượng tọa Thích Thiện Xuân

Thượng tọa Thích Hoằng Vi

Đại đức Thích Hoằng Tín

Đại đức Thích Hoằng Đạt

Đại đức Thích Hoằng Xưng

Đại đức Thích Hoằng Thường

Đại đức Thích Minh Thành

Đại đức Thích Hoằng Hiển

Đại đức Thích Hoằng Nhiệm

Đại đức Thích Hoằng Phước

Đại đức Thích Hoằng Lập

Sa-di Thích Tâm Chánh

Phật tử Hoằng Ân

Phật tử Hoằng Tôn

Phật tử Thanh Tiền

Phật tử Thanh Tựu

Phật tử Diệu Tịnh.

Tán Dương Công Đức

Hôm nay, chúng ta có phúc duyên chiêm ngưỡng bộ Trí Tịnh Toàn Tập, một tuyển tập kinh, luật, luận trong Tam Tạng giáo điển của Phật giáo, được Hòa thượng Thích Trí Tịnh gia tâm nghiên cứu và diễn dịch ra chữ Việt để cho tăng, ni và Phật tử dễ dàng trong việc tu học và đọc tụng.

Lần đầu tiên, chúng ta có được một toàn tập kinh, luật, luật lớn lao và quan trọng của Phật giáo Việt Nam. Trí Tịnh Toàn Tập là sự diễn dịch chuẩn mực với thâm tâm và ngòi bút linh hoạt, Hòa thượng Trí Tịnh đem đến cho chúng ta một sự hiểu biết sâu rộng đối với Phật pháp. Trí Tịnh Toàn Tập là sự hướng dẫn quan trọng cho tứ chúng trên bước đường tu hành.

Kinh giáo là kim chỉ nam cho người con Phật, nên sự diễn dịch giáo điển phải là bậc cao tăng thạc học thì mới đem lại sự kính ngưỡng tiếp nhận, và càng được thêm lợi ích với công đức và đạo hạnh của dịch giả, nên Trí Tịnh Toàn Tập là phúc duyên của Phật giáo Việt Nam và cho tăng, ni và Phật tử.

Sự hiện diện của Trí Tịnh Toàn Tập là sắc đẹp và hương thơm trong vườn hoa đạo, làm cho giáo lý của Phật pháp càng thêm rực rỡ và ngào ngạt, khiến cho tăng, ni và Phật tử tha thiết muốn phổ biến rộng rãi các kinh, luật, luận của Hòa thượng đã diễn dịch, nên câu hội và đề xuất Trí Tịnh Toàn Tập để huân triêm lợi lạc cho đại chúng hiện tại và lâu mãi về sau, nên bộ Trí Tịnh Toàn Tập xuất hiện.

Tôi trân trọng tán dương công đức Trí Tịnh Toàn Tập với tứ chúng và mong tăng, ni và Phật tử được ân triêm lợi lạc rộng lớn trên bước đường tu hành.

Việt Nam Quốc Tự

HT. Thích Từ Nhơn

Lời Khải Bạch

Kính bạch chư tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni!

Kính thưa Phật tử trong và ngoài nước!

Suốt cuộc đời hành đạo của Hòa thượng Tôn Sư là một sự nghiệp vĩ đại: dịch kinh, giảng kinh và tụng kinh. Kinh của Ngài dịch là những bộ kinh lớn quan trọng của Phật giáo Đại thừa, cương yếu lập tông của các Tông phái. Về giảng kinh thì phần đông chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư qua các trường lớp Phật học ngày trước đều thọ nhận sự giáo dưỡng của Ngài. Về tụng kinh thì Ngài dạy phải thuộc lòng kinh thì mới gọi là tụng kinh. Khi mới vào chùa, Ngài rất siêng năng tụng niệm. Ngoài các thời khóa quy định, Ngài còn tụng thêm ở thất riêng. Thích kinh nào là học thuộc lòng kinh đó và tụng niệm thường xuyên. Khi về Trường Phật Học Liên Hải, mỗi sáng sớm Ngài đều trì kinh Pháp Hoa trọn bộ, trì xong mới dùng sáng. Về sau, Ngài giữ thời khóa nhất định: mỗi ngày đều tụng kinh Phổ Hiền, bài kệ phẩm Phương Tiện trong kinh Pháp Hoa, kinh Kim Cang, kinh Phổ Môn, kinh A-di-đà và cuối cùng là niệm Phật hồi hướng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Bây giờ, sức yếu, Ngài chỉ tụng thầm. Tụng thầm mà vẫn thuộc thì sự nhiếp tâm rất cao.

Trước tấm gương vĩ đại đó, chúng con thật lấy làm hổ thẹn. Về ba phương diện trên, chúng con chưa có phần nào tương ứng. Nay Hòa thượng Tôn Sư tuổi hạc đã cao, sức khỏe mỗi ngày một yếu, thế mà chúng con chưa làm được gì để gọi là “tri ân báo ân” đối với sự nghiệp của Ngài.

Chúng con từng nghe:

Nhạn bay ngang trời
Bóng chìm đầm lạnh
Nhạn không có ý để lại dấu tích
Nước không có ý lưu giữ bóng hình.

Dù biết phù sinh hư ảo, vạn vật vô thường, song trước ân đức vô bờ của Hòa thượng Tôn Sư, chúng con cũng muốn lưu lại chút dư âm trong một đời tu học và hành đạo của Ngài, nhằm lợi lạc quần sanh. Thế nên, chúng con bèn họp đại chúng, cùng nhau thỉnh chư Tôn túc chỉ dạy để chúng con thực hiện bộ Trí Tịnh Toàn Tập, hầu ghi lại dấu ấn vàng son trong một đời hoằng hóa của Ngài. Tuy muộn màng nhưng vẫn còn kịp lúc. Trí huệ của Ngài vẫn còn sáng suốt để giải đáp những điều thắc mắc trong khi chúng con thực hiện công trình này. Mong rằng, bộ Toàn Tập này sẽ đem lại lợi ích lớn cho Phật giáo Việt Nam, cũng